Email marketing là một trong những phương pháp tốt nhất mà một doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng để tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Chiến dịch email marketing có thể được thiết kế dưới hình thức bản tin, để tăng doanh thu hoặc tìm kiếm đối tác, hoặc dưới hình thức thiệp điện tử, cùng nhiều cách khác. Nhưng, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ vì sao email marketing lại là một công cụ tiếp thị hiệu quả như vậy.
Theo một nghiên cứu do trang web getresponse.com thực hiện, 64% các công ty nhấn mạnh email là kênh tiếp thị hiệu quả nhất. Trong những nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng 89% các nhà tiếp thị cho rằng email marketing là kênh tiếp thị chủ chốt. Không cần phải bàn cãi thêm nữa, nếu bạn chưa tận dụng được lợi ích từ một chiến dịch email marketing để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, bạn cần phải bắt đầu ngay hôm nay! Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào việc, điều quan trọng hơn cả là bạn cần phải hiểu rằng: thành công của một chiến dịch email thường xuất phát từ cách thiết kế những email đó.
Trong kho tư liệu truyền thông của mình, chúng tôi có tạo ra một số mẫu MailChimp mà bạn có thể tham khảo, chỉnh sửa và sử dụng trong chiến dịch email marketing của mình. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những mẹo nhỏ mà chúng tôi rút ra được khi dùng MailChimp để lên kế hoạch cho một chiến dịch email marketing thành công.
1. Headers and preheaders (Tiêu đề và trước tiêu đề)
Trong các mẫu MailChimp của mình, bạn cần đặc biệt chú ý đến phần trước tiêu đề và tiêu đề. Hãy xem xét việc thêm vào các đường link dẫn đến các bản email online với mục tiêu làm nội dung email thêm thu hút người sử dụng. Chúng tôi thường thiết kế tiêu đề của mình với chiều khoảng 150 pixels trở xuống. Bằng cách đó, bạn có thể đảm bảo nút bấm để lại tin nhắn hay cuộc gọi không bị đẩy xa xuống dưới màn hình. Thiết kế theo cách này sẽ thuận tiện hơn cho người xem email trên thiết bị di động.
2. Thiết kế cho phép khách hàng xem trước nội dung email
Không phải khách hàng nào cũng có đủ quan tâm để xem toàn bộ email của bạn. Thống kê thực tế cho thấy ít 64% người tiêu dùng không mở đầy đủ email của mình mà chỉ xem trước một đoạn qua các cửa sổ và giao diện cho phép. Như vậy, khi dùng MailChimp để thiết kế email marketing, bạn cần chú ý hình dung cửa sổ preview trong tâm trí. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc khả năng đặt logo công ty ở góc bên trái bao gồm thông tin quan trọng ở góc trên bên trái để khách hàng dễ dàng nhìn thấy trong cửa sổ preview.
3. Đồ họa bắt mắt
Dòng tiêu đề hấp dẫn thường lôi kéo sự chú ý của người xem và kích thích họ mở email. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng và thu hút họ tham gia, email marketing của bạn cũng cần được đồ họa đẹp mắt cùng với lượng thông tin vừa phải và hấp dẫn. Trong những mẫu MailChimp mà mình có, bạn cần chắc chắn mình đang sử dụng đồ họa và hình ảnh chất lượng cao là chủ yếu. Thông tin cần được thêm vào một cách khéo léo để email của mình được khách hàng tiếp nhận dễ dàng, thoải mái hơn. Khi đọc email, khách hàng tiềm năng cũng nhanh chóng hiểu được nội dung thông tin mà bạn muốn cung cấp và sẽ quyết định có nên đọc tiếp hay không.
4. Lời kêu gọi hành động
Trọng tâm của bất kỳ chiến dịch email marketing nào là thúc đẩy phản ứng của người tiêu dùng. Bạn cần đảm bảo trong email của mình có thiết kế nút để gọi điện thoại, gởi tin nhắn hay email phản hồi. Những mẫu MailChimp sẵn có đều có tính năng này. Vấn đề ở đây là bạn cần kêu gọi hành động rõ ràng. Điều bạn muốn khách hàng thực hiện phải mang tính chất như một đường link để có thông tin đầy đủ hơn hoặc dẫn đến một lời đề nghị, mời mọc cụ thể hơn. Hãy nhớ - không phải ai nhận email cũng có nhu cầu mua sắm. Vậy nên, những nút như “Buy now” hay “Mua ngay” cần được sử dụng một cách thận trọng.
5. Tối ưu hóa thương hiệu
Mỗi mẫu MailChimp cần được chỉnh sửa và tối ưu hóa sao cho phù hợp với thương hiệu của bạn. Hãy chắc chắn tên công ty/tên nhãn hàng xuất hiện trong địa chỉ người gửi để khách hàng biết email mà họ nhận được do ai gửi đến. Bạn cũng nên cân nhắc việc cá nhân hóa tên người nhận và không bao giờ được sử dụng địa chỉ email của họ trong phần người nhận. Cuối cùng, khi lên kế hoạch cho chiến dịch email marketing của mình, hãy hạn chế dòng chủ đề trong tối đa là 35 ký tự. Chủ đề của email cần ngắm gọn, rõ ràng và dễ nhận biết với khách hàng. Những kỹ thuật này có vẻ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả to lớn và giúp tỷ lệ khách hàng đọc email cũng cao hơn.
Một trong những tính năng tuyệt vời của iPhone/iPad là khả năng thêm biểu tượng Home Screen thông qua Safari liên kết nhanh và dễ dàng đến trang web mà bạn yêu thích.
Là chủ một doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo website của mình luôn được tìm thấy trên Google. Để có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google, bạn cần SEO.
Là chủ một doanh nghiệp, bạn cần tự hỏi mình liệu trang web hiện tại của công ty có được thiết kế đúng chuẩn để thu hút người dùng mạng và biến họ thành khách hàng không?
Nếu thuật ngữ “thiết kế web có độ tương thích cao” hay “thiết kế web có khả năng tương thích với điện thoại di động” còn tương đối mới với bạn, hãy tiếp tục theo dõi bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Để đảm bảo website do bạn đầu tư xây dựng không mắc những sai lầm cơ bản, hãy tiếp tục theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích những tính năng lỗi mà ai cũng cần tránh trong khi thiết kế web.
Hình ảnh đẹp là một trong những “vũ khí tối thượng” trong mọi chiến dịch quảng cáo và là con đường ngắn nhất giúp sản phẩm - dịch vụ của bạn tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Hình ảnh sản phẩm càng rõ nét – chất lượng – nghệ thuật thì càng tăng tính cạnh tranh và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng, cho dù đó là các khách hàng khó tính.
Rất nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào Marketing Online hoặc có nhu cầu đầu tư nhưng lại chưa được tư vấn Chiến lược Marketing Online đúng đắn, hiệu quả.
Dịch vụ thiết kế website đẹp - trọn gói là giải pháp cho các doanh nghiệp mới ra đời, cần có website sử dụng ngay nhưng chưa có nhiều ngân sách & thời gian xây dựng web.
Tuyển nhân viên Marketing – Sales Executive chuyên nghành Thiết kế website và dịch vụ liên quan. Thu nhập hấp dẫn, bao gồm lương cơ bản + commission + thưởng
Chăm sóc website là thường xuyên cập nhật nội dung cho website của bạn. Những nội dung này phải liên quan tới sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang sản xuất hoặc cung cấp cho khách hàng.